20 năm gắn bó với bánh răng cao su
00:14 13/11/2013 in Ý tưởng Marketing
Từng phải đi tiếp thị trên chiếc xe máy cà tàng, thế nhưng ý tưởng sản xuất sản phẩm lạ của kỹ sư Nguyễn Tường Linh lại thành công ngoài mong đợi.
Khác với nhiều doanh nghiệp ngành cao su sản xuất hàng loạt, anh Nguyễn Tường Linh, Giám đốc Nhà máy Cao su Việt, chọn ra một loại sản phẩm mà nhiều người nghĩ là khó làm: lõi và bánh răng cao su không theo khuôn mẫu và hết sức quan trọng với máy móc công nghiệp.
Sản phẩm không giống ai
Để phát triển một ngành nghề mới, anh Linh từng phải chạy xe máy đến các nhà máy để giới thiệu sản phẩm.
“Trước đây, đa phần các thiết bị hỏng họ nhập từ nước ngoài tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhiều DN rất ngạc nhiên vì Việt Nam lại có một công ty làm được với mức giá vừa phải. Dù là tôi không làm miễn phí hay giá rẻ mà chọn làm thử, khi họ sử dụng được mình mới thanh toán và chính chất lượng các sản phẩm đã thuyết phục được các DN” – anh Linh kể.
Dẫu vậy, để có những sản phẩm như dự tính quả thật không dễ, sản phẩm sao cho khớp với bánh răng trong máy, phải tính toán sao cho bánh răng cao su không bị giãn nở.
“Những sản phẩm đầu tiên, cao su bám kim loại, tôi làm hết sức hồ hởi, sáng tôi giao nhưng trưa khách gọi điện thoại nói làm không được. Đến 2-3 lần đều bị như thế. Đến mức tôi ngại, không dám đi lấy hàng ban ngày, chỉ đi lấy ban đêm về làm rồi đưa cho khách vận hành thử. Nếu thực sự kiên trì, đây là một việc làm thú vị, mang tính phục vụ kỹ thuật và thực sự mang lại thu nhập” – anh Linh kể.
Hiện nay, nhiều DN lớn trong nước đang là đối tác thường xuyên của công ty của anh Linh. Đơn cử như Vinamilk, Kinh Đô, Dầu Tường An, Nước uống LaVie, Công ty Tole Đông Á, Coca-Cola, điện tử Sanyo…
Sản phẩm lạ nhưng cũng chuẩn ISO
Với các sản phẩm hết sức đặc thù, việc quản lý về chất lượng tiêu chuẩn hết sức khó khăn. Anh Linh cho hay: “Thường người ta nói sản xuất một sản phẩm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, thế nhưng hiện tại thiết bị sản xuất rất nhiều và mỗi ngày đều là hàng chục sản phẩm mới nên khó quản lý.
Trước đây, xuất thân từ cơ sở nhỏ, quản lý kiểu gia đình nhưng kiểu đó không phù hợp, chúng tôi đã quyết định triển khai hệ thống ISO 9000 và ISO 14000. Tất cả nhằm phục vụ công ty hoàn thiện hơn. Mình đã có sản phẩm chất lượng thì khách hàng chắc chắn sẽ quay lại và muốn có những sản phẩm tốt thì phải đạt chuẩn”.
Mới đây, để nâng cao năng lực nghiên cứu, anh còn xây dựng một phòng thí nghiệm cơ lý Cao su VLab công nghệ cao. Đây được xem là phòng thử nghiệm cơ lý cao su đầu tiên trong nhóm cao su kỹ thuật đầu tiên ở Việt Nam được công nhận hợp chuẩn quốc tế. Phòng thí nghiệm mới sẽ giúp tăng tốc độ sản xuất, phát triển sản phẩm lên đến 60% nhờ các thiết bị hỗ trợ hiện đại.
Theo kế hoạch, Cao su Việt sẽ chuyển hệ thống sản phẩm thành một dạng siêu thị kiểu mới, lưu trữ hàng để sẵn, rút ngắn thời gian phục vụ.
Với loại sản phẩm đặc thù và chỉ làm theo đơn đặt hàng, công ty của anh Linh hầu như không có kế hoạch. Do không sản xuất sản phẩm cố định duy nhất, hầu như một ngày làm việc mới, công ty không biết khách hàng mình là ai.
Thế nhưng được thành lập gần 20 năm mà hầu như không ngày nào công ty ngừng nghỉ. Số công nhân từ một người đã phát triển lên đến 220 người.
Theo Ytuong247
![]() |
Tin khác
- VNA làm thủ tục lên máy bay trực tuyến
- Giải pháp nhà thông minh của Made in Vietnam
- 14 quán bar kì lạ nhất thể giới
- Truyện tranh cho người lớn
- Ý tưởng kinh doanh từ Art Doll
- Học MBA qua ứng dụng của Facebook
- Trượt băng nghệ thuật tại TPHCM
- Mô hình vui chơi kết hợp giải trí đầu tiên tại Việt Nam
- Marketing bằng tuyển dụng