![]() |
Em xin chân thành cảm ơn câu trả lời của tiến sĩ.
|
Xin chào bạn Đặng Quang Phong,
Hiện thương mại điện tử đang rất phát triển tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam dù mới phát triển thời gian gần đây nhưng rất hứa hẹn là mảnh đất màu mở cho phát triển trong tương lai.
Thương mại điện tử hiện được định nghĩa rất rộng, nếu như trước đây được hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua mạng thì theo quan điểm mới, cũng như định nghĩa tại nghị định số 52/2013/NĐ-CP, nghị định về thương mại điện tử thì "Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác" Theo định nghĩa này, hoạt động thương mại điện tử được hiểu rất rộng và gần như bất cứ hoạt động nào trên mạng hiện nay đều "dính dáng" một phần đến thương mại điện tử nếu có một phần quy trình hoạt động thương mại qua mạng.
Về pháp lý liên quan đến thương mại điện tử, hiện nay tình trạng hàng gian hàng giả là điểm nóng khi giao dịch trực tuyến. Giả định chúng ta có 1 tình huống sau: Một sàn rao vặt X cho phép cộng đồng đăng bán hàng hóa. Một khách hàng của X đăng bán sản phẩm A (Khách hàng K), khách hàng Minh mua sản phẩm A trên trang rao vặt X và phát hiện hàng giả. Vậy theo luật Việt Nam sẽ xử lý thế nào? Xử trang rao vặt X hay xử khách hàng của X mà bán sản phẩm A (Khách hàng K)?
Trong trường hợp này, những đối tượng sẽ chịu trách nhiệm liên đới bao gồm:
1. Khách hàng của X (Khách hàng K): Căn cứ điều 3, nghị định số 97/2010/NĐ-CP, quy định trường hợp nhái nhãn hiệu sẽ bị phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ sản phẩm giả mạo.
2. Sàn giao dịch X: Căn cứ Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực từ 1-1-2014.Theo đó Mức phạt lên đến 40 triệu đồng nếu không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch TMĐT; không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ TMĐT; không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng
Căn cứ mục 2 điều 47 của nghị định số 52 nêu trên thì "Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không kịp thời loại bỏ những thông điệp dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này khi tổ chức cung cấp dịch vụ mạng đó đã nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".
Với phân tích trên, hy vọng câu trả lời này đáp ứng một phần thắc mắc của bạn.