Thân chào bạn. Trước hết cám ơn về câu hỏi rất thú vị của bạn. Điều 6 và 7 là hai điều khó thực hiện nhất vì các lý do sau:
1. Theo văn hoá của người Việt Nam, chúng ta ngại chia sẻ cuộc sống cá nhân với các đồng nghiệp trong công ty nhất là với cấp quản lý.
2. Làm sao để có thể khai thác các thông tin cá nhân và không ảnh hưởng đến mối quan hệ là cả 1 nghệ thuật.
3. Không phải lúc nào công ty cũng có thể tạo điều kiện để người lao động tham gia vào công tác quản lý, vì:
a. Không có việc phù hợp để giao
b. Có việc phù hợp nhưng do hoàn cảnh không cho phép giao việc cho người đó. Ví dụ: dự án gấp hoặc quan trọng không thể chấp nhận một sự rủi ro nào xảy ra.
c. Người lao động chưa đủ kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc được giao.
Giải pháp:
1. Tạo quan hệ thật tốt với nhân viên bằng các hoạt động đơn giản như là: ăn cơm trưa chung, uống cà phê sau giờ làm việc, ăn tối. Khi mối quan hệ tốt thì nhân viên sẽ từ từ chia sẻ 1 cách tự nhiên. Sau khi họ chia sẻ, mình hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ 1 cách rõ ràng và đúng đắn. Điều này sẽ giúp cho việc tạo động lực cho họ hiệu quả hơn.
2. Doanh nghiệp nên xây dựng 1 hệ thống đánh giá năng lực với các tiêu chí rõ ràng để mỗi người nhân viên biết được nếu họ muốn được thăng chức lên 1 vị trí nào đó, họ cần phải làm gì và trang bị cho mình những kỹ năng gì. Sau đó người quản lý sẽ lên 1 kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho những người nhân viên của mình. Tuy nhiên, sau khi kế hoạch đã được thống nhất, người quản lý cần phải dành thời gian và tâm huyết của mình song hành và hỗ trợ tối đa những người nhân viên cấp dưới thực thi kế hoạch đó và đạt được các mục tiêu nghề nghiệp vào cuối giai đoạn đánh giá năng lực. Làm được như vậy thì người nhân viên mới cảm thấy được tạo động lực mạnh mẽ hơn và đặc biệt là khi họ được thăng chức thì họ sẽ có lòng tin mạnh liệt hơn và động lực lớn hơn để tiếp tục phát triển lên những vị trí cao hơn.